Ứng dụng công thái học trong thiết kế nội thất văn phòng

Đăng trên

Từ kết quả nghiên cứu về công thái học, Tập đoàn Okamura đã tạo nên những sản phẩm ghế văn phòng duy trì độ cong chữ S của cột sống con người.

Trong bối cảnh mô hình làm việc hỗn hợp (hybrid work style) bùng nổ, xu hướng thiết kế văn phòng có nhiều thay đổi. Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Phong cách làm việc Nhật Bản” do Okamura Việt Nam tổ chức cuối tháng 5.

Một trong những diễn giả của chương trình là ông Masahiko Kanaya – Quản lý Bộ phận Thiết kế và Dự án của Okamura Singapore, người có kinh nghiệm hơn 14 năm tại Tập đoàn Okamura, từng đảm nhiệm vị trí thiết kế, quản lý nhiều dự án của các tập đoàn đa quốc gia.

Ông Masahiko Kanaya - Quản lý Bộ phận Thiết kế và Dự án của Okamura Singapore. Ảnh: Okamura

Ông Masahiko Kanaya – Quản lý Bộ phận Thiết kế và Dự án của Okamura Singapore. Ảnh: Okamura

Covid-19 đã thay đổi toàn thế giới. Phong cách làm việc cũng trải qua một cuộc cách mạng để phù hợp với tình hình bình thường mới. Doanh nghiệp dần thay đổi và chấp nhận xu hướng làm việc mới cho phép người lao động làm việc từ xa, làm tại văn phòng, hoặc kết hợp cả hai.

Theo ông Masahiko Kanaya, ý tưởng thiết kế văn phòng theo phong cách làm việc hỗn hợp dựa trên 3 nhóm chính: con người, đội nhóm và tổ chức; đi cùng đó là 9 yếu tố căn bản: đa dạng hóa, độc lập, phát triển tốt, tính hệ thống, tinh thần hợp tác, cảm xúc, không ranh giới, văn hóa doanh nghiệp và phong cách quản lý. Tùy yêu cầu của từng khách hàng, các kiến trúc sư sẽ linh hoạt ứng dụng những không gian làm việc khác nhau cho phù hợp.

Từ những năm 1960, Tập đoàn Okamura đã phối hợp cùng đại học Chiba bắt đầu nghiên cứu về công thái học – ngành khoa học về sự tương tác của con người và môi trường làm việc, áp dụng trong thiết kế nhằm tối ưu hóa sức khỏe của con người và hiệu suất tổng thể.

Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho những đột phá về thiết kế hình dáng lưng ghế để duy trì độ cong chữ S của cột sống con người. Những thiết kế này cũng phân bổ áp lực lên nệm ghế, với chức năng điều chỉnh theo từng vóc dáng người khác nhau.

Một số mẫu ghế công thái học Okamura được trưng bày tại hội thảo. Ảnh: Okamura

Một số mẫu ghế công thái học Okamura được trưng bày tại hội thảo. Ảnh: Okamura

Các sản phẩm của Okamura không chỉ có ưu thế về chất lượng, mà còn được trau chuốt, đầu tư về thiết kế. Một trong những đối tác thiết kế chiến lược của Okamura là công ty Ital design (được sáng lập bởi Giorgetto Giugiaro tại Italy) đã tạo ra nhiều dòng ghế công thái học, đặc biệt nhất là ghế công thái học Contessa, với chức năng vận hành thông minh, điều chỉnh chức năng ghế với một chạm ngay dưới tay ghế.

“Với phương châm hoạt động lấy chất lượng làm nền tảng, sản phẩm nội thất văn phòng của Okamura đã chinh phục được một trong những tiêu chuẩn chất lượng của Hiệp hội các nhà sản xuất và kinh doanh đồ nội thất (The Business and Institutional Furniture Manufacturer’s Association)”, đại diện doanh nghiệp cho biết.

Ông Hisazumi Ryoji - Tổng giám đốc Công ty TNHH Okamura International Vietnam. Ảnh: Okamura

Ông Hisazumi Ryoji – Tổng giám đốc Công ty TNHH Okamura International Vietnam. Ảnh: Okamura

Ngoài việc chú trọng tới bài toán sản xuất và kinh doanh, Okamura cũng coi bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là mục tiêu ưu tiên. Đơn vị mục tiêu giảm thiểu lượng khí thải carbon theo từng giai đoạn, kỳ vọng đạt mức carbon trung tính vào năm 2050.

Tập đoàn Okamura được thành lập năm 1945 tại Yokohama (Nhật Bản), khởi nghiệp với ngành kỹ thuật máy bay, năm 1955 trở về sau tập trung sản xuất nội thất bằng thép. Đến nay, tập đoàn có chi nhánh trên 34 nước, phân phối trên 50 quốc gia, với hơn 3.800 nhân viên, đạt hơn 539 giải thưởng thiết kế danh giá trên toàn cầu. Sản phẩm nội thất văn phòng thương hiệu này đã có mặt tại Việt Nam với hai showroom tại Hà Nội và TP HCM.

Đội ngũ nhân sự Okamura và khách mời tại hội thảo Phong cách làm việc Nhật Bản. Ảnh: Okamura

Đội ngũ nhân sự Okamura và khách mời tại hội thảo “Phong cách làm việc Nhật Bản. Ảnh: Okamura